THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người đang online: 173
Số lượt truy cập: 8727096
QUẢNG CÁO
NGƯỜI THẦY "XƯA" VÀ " NAY" 11/15/2016 8:59:13 AM
Tháng 11 đã về! Tháng của những chiều mưa dầm dề, tháng của những ngày đông se lạnh vừa chạm mình, tháng của nỗi nhớ, của sự tri ân đối với thầy cô giáo - những “người lái đò” vẫn đang mải miết trên cuộc hành trình của mình. Cuộc hành trình có cả những thử thách lẫn đam mê.
20.11.2016_02.jpg


Như chúng ta thấy, truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo là nét đẹp văn hoá ngàn đời của dân tộc Việt Nam. Truyền thống ấy thể hiện bằng thành tích học tập, tình cảm, sự kính trọng, lòng biết ơn của lớp lớp thế hệ học trò dành cho người thầy. Sinh thời, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”.  Người thầy mọi thời đại đều xác định nghề của mình là một nghề cao quý, thiêng liêng và luôn coi đối tượng lao động của mình là nhân cách, là tâm hồn. Những câu tục ngữ:“Tôn sư trọng đạo”; “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” hay “Không thầy đố mày làm nên” … đã khẳng định vị thế của người thầy giáo trong xã hội và đức tính hiếu học của nhân dân ta. Để rồi bánh xe thời gian vẫn vô tình quay kéo theo nhiều sự đổi thay của cuộc sống và hình ảnh, vai trò của người thầy cũng không nằm ngoài vòng quay đó.

Nói về xã hội xưa, người thầy có vị trí vô cùng quan trọng bởi thầy không chỉ là người dạy chữ mà còn là hình ảnh mẫu mực về nhân cách. Chính truyền thống "tôn sư trọng đạo" qua hàng ngàn năm đã hình thành nên phương pháp sư phạm “lấy người thầy làm trung tâm”. Nghĩa là người thầy chính là hình mẫu để học trò noi theo. Chính vì thế  người thầy trong xã hội xưa là những người có kiến thức rộng, có phẩm chất đạo đức tốt, có lòng yêu nước nồng nàn, có lối sống giản dị, gần gũi với nhân dân. Có thể nói những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta về tư tưởng, tình cảm, về đạo đức đều tập trung ở thầy giáo. Với nền giáo dục truyền thống rất hiệu quả, đã đào tạo được nhiều hiền tài, nhân tài trị nước, cứu nước; tạo nên những thời kỳ thịnh trị, những trang sử huy hoàng của dân tộc. Phương pháp sư phạm truyền thống đó đã tạo nên kỷ cương tuân phục tuyệt đối của trò đối với thầy và thể hiện sự trong sáng trong quan hệ thầy trò. Hình ảnh người thầy xưa dường như đã trở thành một nét đẹp văn hóa đã được hình thành và gìn giữ hàng ngàn năm qua. Xã hội luôn gửi gắm ở họ niềm tin về nhân cách, tài năng, luôn coi họ là chuẩn mực, là hình mẫu để vươn tới. Xưa, Chu Văn An, Nguyễn Khuyến... những nhân cách cao cả đó không chọn nghề nào khác mà chọn nghề dạy học, bởi qua nghề dạy học, họ có điều kiện để ươm những mầm xanh hi vọng cho ngày mai, muốn đào tạo nên những người có tài để có thể giúp dân, cứu nước. Nói về hình ảnh người thầy xưa chúng ta cũng không thể không kể đến Bác Hồ của chúng ta. Người đã từng là thầy giáo trực tiếp đứng trên bục giảng truyền thụ tri thức cho học sinh ở trường Dục Thanh. Từ người thanh niên yêu nước trở thành người thầy dạy học, người thầy cách mạng- thầy giáo Nguyễn Tất Thành đã sống cuộc sống người thầy đẹp đẽ như thế. Thầy giáo Thành không những dạy cho học trò kiến thức văn hóa mà còn gieo vào tâm trí người học về nguồn cội, khơi dậy lòng tự hào dân tộc, tình yêu nước, yêu đồng bào và nỗi niềm trăn trở của người dân mất nước qua mỗi bài giảng. Quả thực,vai trò của người thầy xưa vô cùng quan trọng thậm chí vị trí người thầy còn được xác định cao hơn cả người cha trong gia đình "Quân, sư, phụ” đã thể hiện điều đó. Bởi lẽ, cha ông ta hết sức coi trọng việc học:"học là để làm người, biết điều hơn thiệt, biết lời thị phi".

Theo dòng thời gian và sự phát triển của xã hội, vị trí của người thầy vẫn luôn được đề cao nhưng ít nhiều vẫn có nhiều nét đổi thay trong phương pháp giáo dục. Trong bất kỳ xã hội nào, bất kỳ giai đoạn phát triển  nào của nhân loại, người giáo viên đều đóng vai trò vô cùng quan trọng, bởi vì họ là những người trực tiếp làm công tác giáo dục - đào tạo thế hệ tương lai.Ngày nay, những đặc điểm và xu thế phát triển của thời đại đang đặt ra những yêu cầu cao đối với chất lượng nguồn nhân lực, đòi hỏi phải đổi mới giáo dục một cách toàn diện. Xu hướng  đổi mới cơ bản là chuyển từ kiểu dạy học “ lấy giáo viên làm trung tâm” sang kiểu “dạy học lấy học sinh làm trung tâm”.Nói cụ thể hơn là dạy học phải hướng vào người học,đặt người học vào vị trí trung tâm của quá trình giáo dục. Trong dạy học lấy học sinh làm trung tâm, vai trò chủ động, tích cực, sáng tạo của  học sinh được phát huy, nhưng vai trò của giáo viên không hề bị hạ thấp, yêu cầu đối với người dạy không hề giảm nhẹ, trái lại, giáo viên càng phải có trình độ cao về chuyên môn nghiệp vụ mới có thể đóng vai trò là người cố vấn, người trọng tài luôn luôn giữ vai trò chủ đạo trong quá trình sư phạm. Chính vì vậy, A. Đixtecvec cho rằng: “ Người giáo viên bình thường mang chân lý đến cho trò, người giáo viên giỏi biết dạy  cho trò đi tìm chân lý”.

Muốn làm được điều đó bản thân mỗi thầy cô phải tự rèn luyện mình cho xứng đáng với vị trí, vai trò của người thầy. Thầy phải luôn giữ vững phẩm chất chính trị, là tấm gương cho học trò noi theo, phải có lối sống giản dị, lành mạnh, trong sáng, luôn giữ mối quan hệ tốt với cộng đồng, xã hội, được mọi người tôn trọng và kính nể. Để đứng được trên bục giảng người thầy phải có một trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhất định, trình độ ấy không dừng lại ở một điểm nào mà phải luôn được trau dồi, bổ sung, không ngừng phát triển nó. Người thầy phải luôn tìm tòi, sáng tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy. Người có trình độ chuyên môn giỏi nhưng nếu không biết kết hợp với phương pháp tốt thì hiệu quả công việc sẽ không cao hoặc không có hiệu quả. Và một điều không thể không nhắc đến đó là cái tâm huyết với nghề, người thầy phải luôn yêu nghề, phải xem đây là sự nghiệp của mình và nó gắn bó với mình suốt cuộc đời. Có như vậy  ta mới  giữ gìn và phát huy, làm cho nghề giáo ngày càng tốt đẹp hơn, xứng đáng với những gì mà xã hội đã dành tặng cho nghề giáo, như câu “ Không thầy đố mày làm nên”.

Và đúng như Gôlôbôlin đã nói: “Nếu người kỹ sư vui mừng nhìn thấy cây cầu mà mình vừa mới xây xong, người nông dân mỉm cười nhìn đồng lúa mình vừa mới trồng, thì người giáo viên vui sướng khi nhìn thấy học sinh đang trưởng thành, lớn lên.”

 

                                                                       




Giáo viên: Phan Thị Lan Anh
TÌM KIẾM


Hỗ trợ trực tuyến
Hoàng Tấn Đông - HT- 0914392005
Hoàng Tấn Đông - HT- 0914392005
Võ Thị Nhàn - Admin-0848999745
Võ Thị Nhàn - Admin-0848999745
ĐĂNG NHẬP

Tên đăng nhập
Mật khẩu
HÌNH ẢNH
LIÊN KẾT WEBSITE


TRƯỜNG THCS HƯNG THỦY - HUYỆN LỆ THỦY - TỈNH QUẢNG BÌNH
Điện thoại: 0232.959031 - Email: thcshungthuy@lethuy.edu.vn
Developed by Phạm Xuân Cường. Tel: 0912.037911 - Mail: cuonggiaoduc@gmail.com