Khi mà hơi thở của mùa xuân lan dần khắp ngõ xóm trên các con đường quê, khi sắc vàng tươi của hoa mai, sắc hồng tươi của hoa đào vờn lên trong gió xuân đang hây hẩy thổi, trong tiết trời đang tươi thắm nét xuân và cả những hoài niệm khi lộc vừa hé nụ, khi mà cỏ cây đang tranh nhau phô sắc và toả ngát hương thơm thì cũng là lúc ngày 8/3 đang về trong độ nở rộ của hoa trái, của đất trời vào xuân.
Vậy ngày 8/3 là ngày gì? Nguồn gốc, ý nghĩa của nó ko phải ai cũng hiểu rõ. Bây giờ chúng ta hãy cùng ôn lại lịch sử của ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 để hiểu thêm về ngày này.
Lịch sử ngày 8-3 bắt đầu từ phong trào của nữ công nhân ngành dệt nước Mỹ vào cuối thế kỳ XIX. Ngày 8/3/1857, các công nhân ngành dệt đứng dậy chống lại những điều kiện làm việc khó khăn và tồi tàn của họ tại thành phố New York. Hai năm sau, cũng trong tháng 3, các nữ công nhân Hoa Kỳ trong hãng dệt thành lập công đoàn đầu tiên đã được bảo vệ và giành được một số quyền lợi. Khoảng 50 năm sau, ngày 8/3/1908, 15.000 phụ nữ diễu hành trên các đường phố New York đòi tăng lương, giảm giờ làm việc và hủy bỏ việc bắt trẻ con làm việc. Sau đó, Đảng Xã hội Hoa Kỳ tuyên bố Ngày Quốc tế Phụ nữ là ngày 28/2/1909.
Tuy nhiên, đến ngày 8/3/1910, tại Hội nghị phụ nữ do Quốc tế thứ 2 (Quốc tế Xã hội chủ nghĩa) tổ chức, 100 đại biểu phụ nữ thuộc 17 nước đòi quyền bầu cử cho phụ nữ. Chủ tịch Hội nghị là bà Clara Zetkin, phụ nữ Đức, đã đề nghị chọn một ngày quốc tế phụ nữ để nhớ ơn những phụ nữ đã đấu tranh trên toàn thế giới. Hội nghị đã quyết định chọn ngày 8/3 làm Ngày Quốc tế Phụ nữ, ngày đoàn kết đấu tranh của phụ nữ với những khẩu hiệu: “Ngày làm việc 8 giờ”, “Việc làm ngang nhau”, “Bảo vệ bà mẹ và trẻ em”.Từ đó, ngày 8/3 hàng năm trở thành ngày đấu tranh chung của phụ nữ lao động trên toàn thế giới, là biểu dương ý chí đấu tranh của phụ nữ khắp nơi trên thế giới. Đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ, hòa bình và tiến bộ xã hội; vì quyền lợi hạnh phúc của phụ nữ và nhi đồng.
Ở nước ta, vào ngày 8/3 còn là dịp kỷ niệm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, hai vị nữ anh hùng đầu tiên của dân tộc đã có công đánh đuổi giặc ngoại xâm, giữ nguyên bờ cõi, giang sơn đất Việt. Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng đã phất cờ khởi nghĩa và nhận được sự hưởng ứng nhiệt liệt của các Lạc hầu, Lạc tướng, của những người yêu nước ở khắp các thị quận và đông đảo lực lượng là phụ nữ tham gia khởi nghĩa. Được sự ủng hộ đông đảo của các lực lượng, cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đã lan rộng khắp nơi. Dưới sự lãnh đạo tài tình của Hai Bà Trưng, cuộc khởi nghĩa đã giành thắng lợi, đập tan chính quyền đô hộ, buộc tướng Tô Định phải trốn về nước. Sau cuộc khởi nghĩa thắng lợi, Bà Trưng Trắc được các tướng lĩnh và nhân dân suy tôn làm vua. Bà lên ngôi và lấy niên hiệu là Trưng Nữ Vương; đóng đô ở Mê Linh (huyện Mê Linh – tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay). Năm 42, nhà Hán lại kéo quân sang xâm lược nước ta. Hai Bà lại một lần nữa ra quân, phất cờ khởi nghĩa, bảo vệ đất nước. Tuy nhiên, do chênh lệch thế lực với địch quá lớn nên hai Bà đã hy sinh anh dũng để bảo vệ dân tộc. Trang sử oanh liệt này sẽ mãi mãi được lưu truyền cho muôn đời con cháu mai sau.Thắng lợi cuộc khởi nghĩa của Hai Bà trưng được đánh giá là một bản anh hùng ca bất diệt, thể hiện ý chí độc lập và niềm tự hào dân tộc. Đồng thời, cuộc khởi nghĩa cũng là một minh chứng cho sức mạnh của phụ nữ Việt Nam trong lịch sử nhân loại trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Ngày 8/3/1965, đánh giá cao cống hiến của phụ nữ miền Nam Đảng, chính phủ, Bác Hồ đã tặng bức trướng thêu 8 chữ vàng: "Anh hùng – Bất khuất – Trung hậu – Đảm đang”.
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Phụ nữ là những người chống giặc ngoại xâm kiên cường bất khuất, phụ nữ là những người lao động cần cù, thông minh, sáng tạo, phụ nữ là những người gìn giữ giống nòi và phát huy giá trị văn hóa dân tộc, phụ nữ là những người sản sinh ra những thế hệ anh hùng của dân tộc anh hùng. Trong cuộc sống phụ nữ là những chiến sĩ, nghệ sĩ bảo vệ, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa dân tộc, phụ nữ không những là nguồn cảm hứng sáng tạo vô tận cho các nhà văn nhà thơ, mà chính phụ nữ đã khẳng định tài năng, trí tuệ của mình trên văn đàn không kém gì các đấng mày râu. Như nhà thơ An Nguyên đã viết:
"Dẫu có đi vòng quả đất tròn
Người trông con mỏi mòn chắc không ai ngoài mẹ?
Cái vòng tay từ tấm bé
Cứ rộng dần theo con trẻ lớn lên.
Mẹ là người cho con cái tên riêng
Trước cả khi con bật lên tiếng Mẹ...”
Và nhà thơ Xuân Quỳnh: "Dẫu là Nguyên thủ quốc gia hay là những Anh hùng, là Bác học hay là ai đi nữa..., vẫn là con của một người phụ nữ - Một người đàn bà bình thường, không ai biết tuổi tên...".
Đối với nữ CBGVNV Trường THCS Hưng Thủy, ngày 8/3 là dịp để khẳng định những đóng góp to lớn của phụ nữ vào quá trình xây dựng và đào tạo những thế hệ học sinh thân yêu.Ở bất kỳ lĩnh vực nào, vị trí nào nữ CBGV Trường Hưng Thủy luôn phát huy được truyền thống tốt đẹp của người Phụ nữ Việt Nam, xứng đáng là những người phụ nữ năng động, giỏi việc trường đảm việc nhà trong thời.
GV: Trần Thị Tuyết
Một số hình ảnh tọa đàm, chia tay




