Bài phát thanh măng non
cảu Liên đội Trường THCS Hưng Thủy về
Tuyên truyền phòng chống Covid-19.
THÔNG TIN VỀ COVID-19
COVID-19 là gì ?
COVID-19 là một loại bệnh
do chủng mới của vi rút corona gây ra. “CO” là từ viết tắt của corona, “VI” là
từ viết tắt của virus (vi rút) và “D” là từ viết tắt của bệnh. Ban đầu, bệnh
này được gọi là “virus corona mới 2019” (2019 novel coronavirus) hay “nCoV-2019”.
Virus COVID-19 là một loại virus mới có liên quan đến cùng họ của các virus
khác như Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) và một số loại cảm lạnh thông
thường. Các triệu chứng của COVID-19 là gì? Các triệu chứng bệnh có thể bao gồm
sốt, ho, khó thở. Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, nhiễm khuẩn có thể
gây viêm phổi hoặc khó thở. Các trường hợp virus gây tử vong ngày càng nhiều
lên. Những triệu chứng này tương tự như bệnh cúm hoặc cảm lạnh thông thường là
những bệnh phổ biến hơn rất nhiều so với COVID-19. Đây chính là lý do tại sao cần
phải xét nghiệm để xác định xem một người có bị nhiễm COVID-19 không. Cơ chế
lây lan của COVID-19? Virus lây lan thông qua tiếp xúc trực tiếp với các giọt
phân tử hô hấp của người nhiễm bệnh (được tạo ra khi ho hoặc hắt hơi). Các cá
nhân cũng có thể bị nhiễm bệnh do chạm tay vào các bề mặt có virus rồi sờ tay
lên mặt (như sờ tay lên mắt, mũi, miệng). Virus COVID-19 có thể tồn tại trên bề
mặt trong vài giờ đồng hồ nhưng có thể bị diệt bởi các chất khử trùng đơn giản.
Ai là người có nguy cơ nhiễm bệnh cao nhất? Hàng ngày, chúng ta vẫn theo dõi diễn
biến của COVID-19 gây ảnh hưởng đến người dân như thế nào. Người cao tuổi, người
mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường và bệnh tim, có nhiều nguy cơ biến chứng bệnh
nặng hơn. Vì đây là một chủng virus mới nên chúng ta vẫn đang theo dõi xem
virus này ảnh hưởng đến trẻ em như thế nào. Chúng ta biết rằng người dân ở bất
kỳ độ tuổi nào đều có thể bị nhiễm virus, tuy nhiên cho đến nay mới chỉ có một
vài trường hợp trẻ em bị nhiễm virus COVID-19 được báo cáo. Đây là một loại
virus mới và chúng ta cần theo dõi xem virus này ảnh hưởng đến trẻ em như thế
nào. Virus có khả năng gây tử vong cao hơn trong một số trường hợp có bệnh kết
hợp, cho đến nay chủ yếu ở những người cao tuổi đã có tiền sử bệnh khác. Điều
trị COVID-19 như thế nào? Hiện tại chưa có vắc xin chữa COVID-19. Tuy nhiên,
nhiều triệu chứng có thể được nhân viên y tế điều trị và chăm sóc sớm để làm giảm
mức độ nguy hiểm của bệnh. Một số thử nghiệm lâm sàng đang được thực hiện để
đánh giá liệu pháp điều trị tiềm năng đối với COVID-19. Làm thế nào để làm chậm
hoặc ngăn ngừa sự lây lan COVID-19? Cũng giống như các bệnh viêm đường hô hấp
khác như bệnh cúm hoặc cảm lạnh thông thường, rất cần có các biện pháp y tế
công cộng để làm chậm sự lây lan của virus. Các biện pháp y tế công cộng chính
là các hành động phòng ngừa hàng ngày, gồm có: P ở nhà nếu bị ốm; P dùng khuỷu tay hoặc khăn giấy che miệng,
mũi khi ho hoặc hắt hơi. Vứt khăn giấy vào thùng rác ngay sau khi dùng; P rửa tay thường xuyên bằng xà phòng
và nước; và P thường xuyên vệ sinh các bề mặt và vật dụng hay chạm tay
vào. Do chúng ta vẫn đang theo dõi diễn biến của COVID-19, nhân viên y tế có thể
sẽ bổ sung thêm các khuyến nghị
khác.
Những việc làm cần thiết
đói với học sinh :
Thanh thiếu niên cần nắm rõ các thông tin cơ bản, phù hợp với
lứa tuổi về virus corona (COVID-19), gồm có triệu chứng và biến chứng của bệnh,
cơ chế lây lan và cách phòng ngừa sự lây lan. Cập nhật thông tin về COVID-19
qua các nguồn thông tin tin cậy như Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), Tổ chức
Y tế thế giới (WHO) và các chuyên gia cố vấn của Bộ Y tế trong nước. Cảnh giác
trước những thông tin/tin đồn giả mạo được truyền miệng hoặc phát tán qua mạng.
DANH MỤC VIỆC CẦN LÀM ĐỐI VỚI HỌC SINH VÀ TRẺ EM
1. Trong hoàn cảnh như thế này, nếu bạn cảm thấy buồn, bối rối,
lo lắng, sợ hãi và cáu giận là điều hoàn toàn bình thường. Hãy biết rằng bạn
không đơn độc và hãy nói chuyện với người mà bạn tin tưởng như cha mẹ, thầy cô
giáo để bạn có thể giữ an toàn, đảm bảo sức khỏe cho bản thân và nhà trường. o
Hãy đặt câu hỏi, tự giáo dục bản thân và cập nhật thông tin từ các nguồn thông
tin tin cậy
2. Tự bảo vệ bản thân
và người khác o Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20
giây o Nhớ không sờ tay lên mặt o Không dùng chung cốc uống nước, bát đĩa, thức
ăn, đồ uống với người khác
3. Hãy luôn đi đầu
trong việc đảm bảo sức khỏe của bản thân, trường học, gia đình và cộng đồng o
Chia sẻ những gì bạn biết về công tác ngăn ngừa dịch bệnh với gia đình và bạn
bè, nhất là với các em ít tuổi hơn o Hãy làm gương thực hành tốt như hắt hơi hoặc
ho vào khuỷu tay và rửa tay thường xuyên, nhất là đối với các thành viên nhỏ tuổi
trong gia đình
4. Không kỳ thị bạn bè
hoặc trêu chọc bất cứ ai khi họ bị ốm; hãy nhớ rằng khi đã bị nhiễm virus thì
không có sự khác biệt giữa các quốc gia, dân tộc, tình trạng khuyết tật, tuổi
hay giới tính.
5. Nói với cha mẹ, thành viên khác trong gia đình hoặc người
chăm sóc bạn nếu bạn
Giáo dục sức khỏe phù hợp
với từng lứa tuổi cụ thể
Dưới đây là một số gợi ý về việc làm thế nào để học sinh ở
các độ tuổi khác nhau tham gia vào công tác ngăn ngừa và kiểm soát sự lây lan của
COVID-19 và các virus khác. Các hoạt động nên phù hợp với hoàn cảnh dựa trên
nhu cầu cụ thể của trẻ (như ngôn ngữ, khả năng, giới tính vv…).
Học sinh Trung học cơ sở
• Đảm bảo rằng bạn chú ý đến mối quan tâm của học sinh và trả
lời những thắc mắc của các em.
• Nhấn mạnh rằng học sinh có thể làm được nhiều điều để giữ
an toàn cho bản thân và cho người khác
- Giải thích khái niệm khoảng cách cần thiết khi tham gia các
hoạt động xã hội
- Tập trung vào các hành vi có lợi cho sức khỏe như dùng khuỷu
tay che miệng, mũi khi ho và hắt hơi, rửa tay thường xuyên
- Nhắc nhở học sinh về
việc các em có thể làm gương cho gia đình mình về các hành vi có lợi cho sức khỏe
• Khuyến khích học
sinh ngăn ngừa và xử lý kỳ thị
- Thảo luận về các phản ứng khác nhau mà các em có thể gặp phải,
đồng thời giải thích cho các em hiểu đây là những phản ứng bình thường trước
các tình huống bất thường. Khuyến khích các em bày tỏ và chia sẻ cảm xúc của
mình.
• Xây dựng năng lực cho học sinh, đồng thời để các em tuyên
truyền thông tin về y tế công cộng
- Để học sinh tự làm Thông báo về Dịch vụ công thông qua kênh
thông báo và các tờ áp phích của trường
• Lồng ghép giáo dục sức khỏe vào các môn học khác
- Môn Khoa học có thể
giới thiệu nghiên cứu về virus, sự lây lan của bệnh và tầm quan trọng của vắc
xin - Nghiên cứu xã hội có thể tập trung vào lịch sử các đại dịch và sự phát
triển của các chính sách về an toàn và y tế công cộng
- Các bài học về kiến
thức truyền thông có thể trao quyền cho học sinh trở thành những nhà tư tưởng
và nhà sản xuất quan trọng, những người giao tiếp hiệu quả và những công dân
tích cực.