THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người đang online: 194
Số lượt truy cập: 11309201
QUẢNG CÁO
Chuyên đề: Các biện pháp hỗ trợ và khuyến khích học sinh hợp tác, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập. 5/13/2019 5:44:19 AM

I. Lý do chọn chuyên đề

Trong bối cảnh hiện nay, ngành giáo dục và đào tạo đang nổ lực đổi mới phương pháp dạy học.  Đổi mới phương pháp dạy học là một trong những khâu cơ bản nhằm góp phần thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo. Nghị quyết 29 của Ban chấp hành trung ương Đảng khóa XI đặt ra yêu cầu đối với tất cả các cấp học, trong đó có cấp THCS: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực.

     Hiện nay Phòng GD- ĐT Lệ Thủy đang tích cực chỉ đạo việc đổi mới phương pháp dạy học, theo tinh thần các công văn sau:

- Công văn số 3535/BGDĐT-GDTrH ngày 27/5/2013 về áp dụng phương pháp "Bàn tay nặn bột" và các phương pháp dạy học tích cực khác.

- Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới PPDH và kiểm tra, đánh giá.

- Công văn 692/GD&ĐT-THCS ngày 14/9/2016 của Phòng GD&ĐT về thực hiện đổi mới PPDH từ năm học 2017-2018.

- Thực hiện đánh giá giờ dạy theo 10 tiêu chí đã cụ thể hóa tại Công văn số 2175/SGDĐT-GDTrH ngày 03/10/2016 của Sở Giáo dục và Đào tạo.

Với  mong muốn góp phần đổi mới dạy học, nhóm chuyên môn lựa chọn 1 trong những tiêu chí đánh giá giờ dạy để nghiên cứu, tìm hiểu đó là tiêu chí thứ 7 Mức độ phù hợp, hiệu quả của các biện pháp hỗ trợ và khuyến khích học sinh hợp tác, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập nhằm giúp học sinh tích cực và chủ động trong việc tiếp thu kiến thức.

 

 

1. Sự cần thiết của chuyên đề

Với xu thế phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, đặc biệt phát huy khả năng tự học, tự tìm tòi, trao đổi nhóm để tìm ra chân lý với sự hỗ trợ của người thầy, việc bồi dưỡng cho học sinh hỗ trợ nhau, hợp tác giúp đỡ nhau là điều hết sức cần thiết. Các hoạt động học tập có sự phân chia học sinh theo từng nhóm nhỏ: cặp đôi,cặp ba ... với đủ thành phần khác nhau về trình độ, cùng trao đổi ý tưởng, nguồn gốc kiến thức dựa trên cơ sở là hoạt động tích cực của từng cá nhân. Từng thành viên trong nhóm không chỉ có trách nhiệm với việc học tập của mình mà còn có trách nhiệm quan tâm đến việc học tập của bạn bè trong nhóm, phát huy năng lực của học sinh,rèn luyện kỹ năng sống, thực hiện câu tục ngữ mà người xưa đã để lại đó là “ Học thầy không tày học bạn”.

2. Mục đích, yêu cầu của chuyên đề:

 a. Mục đích:

- Nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn, tập trung vào thực hiện đổi mới PPDH và KTĐG theo định hướng phát triển năng lực học sinh;

- Cũng cố kỷ năng, năng lực giáo viên trong việc chủ động lựa chọn nội dung để xây dựng các chuyên đề dạy học trong mỗi môn học và các chuyên đề tích hợp, liên môn phù hợp với việc tổ chức hoạt động học tích cực, tự lực, sáng tạo của học sinh; sử dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực để xây dựng tiến trình dạy học theo chuyên đề nhằm phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh.

b. Yêu cầu:

- Việc thực hiện chuyên đề góp phần thực hiện mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương và khả năng học tập của học sinh trong trường.

- Giáo viên được phân công rà soát chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ theo chương trình hiện hành và các hoạt động học dự kiến sẽ tổ chức cho học sinh theo phương pháp dạy học tích cực, xác định các năng lực và phẩm chất có thể hình thành cho học sinh trong mỗi chuyên đề đã xây dựng.

- Tổ chức thao giảng 3 tiết, thảo luận rút kinh nghiệm bài dạy chuyên đề  phải tập trung vào 10 tiêu chí theo hướng dẫn trong công văn số 2175/SGDĐT-GDTrH ngày 03/10/2016 của Sở GD-ĐT và Công văn số 692/GD&ĐT-THCS ngày 14/9/2016 của Phòng GD-ĐT.

 

II. Trực trạng dạy học môn hiện nay

          1. Ưu điểm

- Đối với việc giảng dạy bộ môn Sinh học, hiện nay giáo viên đã được tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học. Đặc biệt là đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy năng lực người học. Đó là phương pháp ngoài cách dạy học thuyết trình cung cấp kiến thức thì tổ chức hoạt động dạy học thông qua trải nghiệm, giải quyết  những nhiệm vụ thực tiễn. Qua các hoạt động học tập, học sinh sẽ được hình thành và phát triển không phải một loại năng lực mà là được hình thành đồng thời nhiều năng lực.

- Nhà trường luôn quan tâm tạo điều kiện bồi dưỡng cho giáo viên. Đội ngũ giáo viên bộ môn Sinh – Công nghệ còn trẻ, năng động trong tiếp cận các phương pháp dạy học mới.

 

          2. Tồn tại

Việc dạy học bộ môn Sinh – Công nghệ ở nhà trường  gặp nhiều khó khăn như:

Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường còn thiếu không đáp ứng được yêu cầu thực tế của bộ môn.

Phòng học bố trí theo phương pháp dạy học cũ, nên việc tổ chức các hoạt động trong một tiết học gặp nhiều khó khăn.

Nhiều giáo viên ngại khó, không mạnh dạn đổi mới phương pháp, không chú trọng tổ chức các hoạt động học tập tích cực cho học sinh. Trong dạy học vẫn còn nặng về truyền thụ kiến thức một chiều. Do đó  việc hình thành các năng lực cho học sinh đã yếu lại càng yếu hơn.

Trường thuộc địa bàn khó khăn, trình độ dân trí thấp, nên ảnh hưởng đến việc quan tâm giúp đỡ học sinh.

Về phía học sinh:

+ Nhiều học sinh vẫn quen với phương pháp học cũ, thầy giảng trò chép, học vẹt máy móc. Tư tưởng học tập của học sinh vẫn còn chưa tiến bộ, chưa có ý thức tự giác, tích cực trong các hoạt động học tập, thảo luận nhóm.

+ Nhiều học sinh học kém, không nắm vững kiến thức nhiều môn nên việc vận dụng để suy luận, liên hệ hay vận dụng kiến thức liên môn hay vận dụng liên hệ thực tế gặp nhiều khó khăn.

+ Nhiều học sinh chưa năng động, tích cực trong các hoạt động giáo viên tổ chức. Việc nắm bắt kiến thức, hoạt động học tập của các em còn phụ thuộc nhiều vào sách giáo khoa, chưa khai thác hiệu quả các nguồn tài liệu khác. Chính vì vậy các năng lực phát triển cho học sinh chưa nhiều, chưa đạt được hiệu quả mong muốn.

III. Nội dung và các giải pháp  

1. Nâng cao hơn na lòng  thích bộ môn cho học trò

Trong hoạt động dạy - học, hai nhân tố không thể thiếu đó là giáo viên và học sinh. Với dạy học tích cực, người giáo viên đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn để học sinh thực hiện các hoạt động học tập khám phá kiến thức. Không phải là người trực tiếp chỉ ra kiến thức, giáo viên chỉ ra con đường để học sinh khám phá kiến thức mới.

Có nhiu cách để hc sinh tiếp cn vi kiến thc mới, nhưng để kiến thức đến một cách tự nhiên, dễ hiểu và lưu lại trong bộ nhớ lâu nhất đòi hỏi người học phải có sự nghiên cứu, suy nghĩ và lựa chọn ra cách thức phù hợp với đối tượng học sinh của mình. Điều đó chỉ thực hiện được khi giáo viên phải say sưa với nghề nghiệp, dành tình yêu cho công việc cũng như cho các em học sinh. Rõ ràng khi có tình yêu với công việc đang làm thì chúng ta sẽ tận tụy hơn và cống hiến hết mình hơn trong các hoạt động học tập, say mê, miệt mài trong việc tìm kiếm các kiến thức. Từ đó có thêm động lực và học tập được nhiều điều từ niềm say mê đó.

2. To không khí hc tp thoi mái

Bt kì mt công vic nào mun có kết qu cao đều cn có mt môi trường làm vic thun li. Môi trường đó không đơn thun là không khí trong sch để hít thở, là nguồn ánh sáng phù hợp để nhìn rõ mà còn là sự thân thiện, hòa đồng trong mối quan hệ với những người xung quanh. Một giờ học quá gò bó, căng thẳng sẽ khó kích thích được tư duy sáng tạo của học sinh, khiến học sinh nhanh chóng cảm thấy nhàm chán. Vì vậy, người giáo viên cần tạo ra cho học sinh một không khí học tập thoải mái nhất trong mỗi giờ lên lớp.

Để tạo không khí học tập tích cực, giáo viên phải tạo hứng thú học tập mà ở đó mọi học sinh đều có thể tích cực tham gia trong quá trình học tập, luôn hào hứng và muốn biết được sự tiến bộ của mình, liên tục tạo ra những thử thách vừa sức, giáo viên phải biết tổ chức các hoạt động tự lực của học sinh.

3. Đa dng hóa các hot động hc tp ca hc sinh

Quá trình dy hc gồm một chuỗi dài những hoạt động nối tiếp nhau, trong mỗi hoạt động học sinh phải thực hiện những nhiệm vụ riêng biệt để đạt được mục tiêu nhất định nào đó. Thử hình dung nếu tất cả các hoạt động đều được diễn ra theo cùng một cách, tại cùng một địa điểm với những phương tiện giống nhau thì liệu có mang lại sự thích thú cho học sinh, có khơi dậy được tư duy sáng tạo và tính tích cực của học sinh không?

Mt trong năm yếu t thúc đẩy dy và hc tích cc là mc độ và s đa dng các hot động hc tp ca hc sinh. Như vậy, sự đa dạng các hoạt động học tập là một động lực thúc đẩy hứng thú, lòng nhiệt tình từ phía người học.

Tiếp theo, giáo viên xác định s lượng hot động, hình thc tổ chức và nội dung các hoạt động nhằm đạt được các mục tiêu ở trên. Việc thay đổi đa dạng các hoạt động học tập của học sinh là cần thiết để góp phần tạo ra sự hứng thú, tránh nhàm chán đơn điệu. Tuy nhiên, đa dạng hóa không có nghĩa là trong bài soạn nào cũng tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh hoặc nội dung nào cũng đem ra thảo luận. Với mỗi yêu cầu cần đạt được trong mỗi mục, giáo viên có thể đưa ra những hướng thiết kế hoạt động khác nhau. Tuy nhiên, để hướng đến sự thích thú, say mê của học sinh với mỗi hoạt động đó thì giáo viên cần lựa chọn cách tổ chức phù hợp nhất, làm sao để học sinh phát huy tối đa khả năng và hiểu biết của bản thân, đồng thời có sự liên kết chặt chẽ với tập thể.

Liên tục thay đổi hình thức động viên học tập, phát huy tối đa tính tư duy tích cực của học sinh, tổ chức tình huống có vấn đề đòi hỏi dự đoán, nêu giả thiết, tranh luận trái ngược.

 

4. T chc các hot động dy hc

T thiết kế trên giáo án, giáo viên tiến hành tổ chức các hoạt động dạy học thực tế. Đây là công việc khó, đòi hỏi giáo viên phải linh hoạt, có kinh nghiệm để xử lí tốt các tình huống mới phát sinh trong quá trình hoạt động của học sinh. Nếu tổ chức tốt, học sinh làm việc thuận lợi và có hiệu quả sẽ khiến các em phấn chấn, thích thú, để có thể hỗ trợ nhau trong học tập.Ngược lại, nếu tổ chức không tốt, không những mục tiêu đề ra về kiến thức, kĩ năng không đạt được mà còn làm cho học sinh có cảm giác chán nản, mệt mỏi.

5. Gắn kiến thức với thực tiễn

Sinh hc là mt b môn rất gần gũi với thực tiễn cuộc sống, vì vậy sẽ là thiếu sót nếu giáo viên không biết khai thác lợi thế này vào trong hoạt động dạy học nhằm tăng sức hấp dẫn đối với học sinh. Sự gần gũi của kiến thức lí thuyết với thực tế giúp học sinh dễ dàng kiểm chứng, liên hệ đã trở thành một trong những yếu tố thúc đẩy tính tích cực của học sinh. Một khi kiến thức được kiểm chứng sẽ bồi đắp thêm lòng tin của học sinh đối với bộ môn, đối với khoa học.

Dy hc Sinh hc không ch hướng hc sinh đến vic khám phá, phát hiện kiến thức về thế giới quanh ta mà còn hướng đến giáo dục con người biết trân trọng, bảo vệ thiên nhiên, môi trường  xung quanh mình. Gắn kiến thức với chính những gì có thực trong cuộc sống là một công việc quan trọng để mỗi cá nhân nhận thức được vai trò của bản thân với cộng đồng, với thế giới tự nhiên cũng như những tác động ngược lại của các yếu tố đó đến bản thân mỗi người.

Vì vậy việc đưa ra các tình huống thực tiễn sẽ gần gũi với học sinh, học sinh nào cũng có thể đưa ra chính kiến của mình, để trao đổi thảo luận trong quá trình học tập.

7. Dy hc va sc, chú ý tới đặc điểm cá biệt và tính tập thể trong quá trình dạy học

Dy hc va sc có nghĩa là trong dy hc phi to nên khó khăn va sc, nhng yêu cu và nhim v hc tp đề ra phải tương ứng với giới hạn cao nhất của vùng phát triển trí tuệ gần nhất. Dạy học vừa sức không có nghĩa là học sinh học đến đâu thì dạy đến đó, mà bao giờ cũng đề ra những khó khăn và dưới sự chỉ đạo của người giáo viên, người học bằng sự nỗ lực của mình cũng đều khắc phục được. Dạy học như vậy mới đảm bảo đi trước sự phát triển, thúc đẩy sự phát triển của học sinh.

S khó khăn va sc vi người hc khác vi s quá ti v trí lc và th lc. S quá ti đó s làm yếu đi s n lc ý chí, kh năng làm việc sẽ bị hạ thấp rõ rệt và làm cho học sinh sớm mệt mỏi.

Tính va sc đòi hi phi phù hp vi đặc đim la tui. Mi độ tui gn vi s trưởng thành ca nhng cơ quan trong cơ th và nhng chc năng ca các cơ quan đó, cũng như s tích lũy nhng kinh nghiệm về mặt nhận thức và mặt xã hội, với loại hoạt động chủ đạo của lứa tuổi đó. Lứa tuổi thay đổi thì nhu cầu trí tuệ và hứng thú nhận thức của trẻ cũng thay đổi.

Trong cùng mt la tui, hc sinh cũng có s khác nhau v hot động h thn kinh cp cao, sự phát triển về thể chất và tinh thần, về năng lực, hứng thú,… Vì vậy, sự vừa sức phải chú ý đến những đặc điểm cá biệt.

Mt khác, điu kin dy hc nước ta là dy tng lp, mi lp khong 30 - 50 học sinh, điều đó đòi hỏi giáo viên phải tiến hành dạy học và giáo dục cả lớp như một tập thể học tập, tạo điều kiện và tổ chức các công tác học tập của tất cả học sinh, đồng thời phải tính đến những đặc điểm cá biệt của từng học sinh nhằm đạt được hiệu quả dạy học và góp phần phát triển những tư chất tốt đẹp của các em.

IV. Kế hoạch thực hiện chuyên đề (nêu rõ thời gian hoàn thành và phần hành, trách nhiệm của từng cá nhân, đặc biệt là trách nhiệm của những người được phân công thực hiện phần Thể nghiệm chuyên đề);

Tên chuyên đề: các biện pháp hỗ trợ và khuyến khích học sinh hợp tác, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Môn học:  Sinh học và Công nghệ

- Thời gian tiến hành thực hiện chuyên đề:  tháng 10,11/2017

- Người thực hiện chuyên đề

+ Người viết chuyên đề: Đ/c Đinh Quang Luân

+ Giáo viên dạy chuyên đề: Đ/c Đinh Quang Luân, Đ/c Phan Thị Thu Hà và Đ/c Nguyễn Vĩnh Hà

- Địa điểm báo cáo và dạy chuyên đề: Trường THCS Hưng Thủy

- Kế hoạch tổ chức thực hiện

TT

Nội dung công việc

Người thực hiện (nhóm thực hiện)

Thời gian thực hiện

Ghi chú

1

- Viết báo cáo lí thuyết chuyên đề.

- Dạy minh họa, thể hiện chuyên đề

Đ/c Luân

 

Đ/c V Hà

Đ/c P Hà

Đ/c V Hà

Tuần 1,2 – Tháng 10

Tuần 4/Tháng10

Tuần1 /tháng 11

Tuần 2 tháng 11

 

2

Thảo luận, rút kinh nghiệm chuyên đề

Cán bộ, giáo viên trong tổ

Tuần 3 tháng 11

 

 

V. Sức lan tỏa của chuyên đề

          - Với bộ môn : Việc áp dụng các biện pháp hỗ trợ và khuyến khích học sinh hợp tác, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập không còn mới mẻ trong bộ môn sinh học. Song thực hiện như thế nào để học sinh phát huy tốt các năng lực của mình là vấn đề không dễ dàng. Chuyên đề đã cụ thể hóa những giải pháp giúp giáo viên bộ môn dễ hình dung các bước, thứ tự tiến trình dạy học theo hướng đổi mới.  Việc thực hiện thành công phương pháp này góp phần giúp học sinh thực hiện tốt các nhiệm vụ học tập, chiếm lĩnh được tri thức, bồi dưỡng và hình thành các năng lực cần thiết cho bản thân.

          - Với trường THCS Hưng Thủy: Tạo ra sự đổi mới phương pháp dạy học mãnh mẽ trong đội ngũ, thực hiện tốt các nhiệm vụ giáo dục của nhà trường theo định hướng mà Đảng, Nhà nước và ngành giáo dục đã đề ra.

          - Với huyện Lệ Thủy: Góp phần thực hiện đổi mới phương pháp, thực hiện tốt các nhiệm vụ mà ngành giáo dục đề ra.

VI. Kết luận

Với việc đổi mới các biện pháp hỗ trợ và khuyến khích học sinh hợp tác, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập sẽ góp phần đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học bộ môn Sinh học, công nghệ nói riêng và các bộ môn nói chung. Góp phần thực hiện tốt định hướng đổi mới căn bản toàn diện giáo dục theo hướng huy năng lực người học. Qua đó học sinh không chỉ được rèn luyện các năng lực chung như năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề…. Và còn rèn luyện tốt các năng lực của bộ môn như năng lực quan sát, năng lực dự đoán, năng lực phân loại … Bồi dưỡng được lòng yêu thích bộ môn, ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường.

NHÓM SINH - CÔNG NGHỆ
TÌM KIẾM


Hỗ trợ trực tuyến
Hoàng Tấn Đông - HT- 0914392005
Hoàng Tấn Đông - HT- 0914392005
Võ Thị Nhàn - Admin-0848999745
Võ Thị Nhàn - Admin-0848999745
ĐĂNG NHẬP

Tên đăng nhập
Mật khẩu
HÌNH ẢNH
LIÊN KẾT WEBSITE


TRƯỜNG THCS HƯNG THỦY - HUYỆN LỆ THỦY - TỈNH QUẢNG BÌNH
Điện thoại: 0232.959031 - Email: thcshungthuy@lethuy.edu.vn
Developed by Phạm Xuân Cường. Tel: 0912.037911 - Mail: cuonggiaoduc@gmail.com