THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người đang online: 217
Số lượt truy cập: 11229642
QUẢNG CÁO
Chuyên đề: DẠY HỌC PHÂN HÓA ĐỐI TƯỢNG MÔN TOÁN Ở TRƯỜNG THCS 5/13/2019 5:59:01 AM

I. Lý do chọn chuyên đề

Xu hướng hiện nay trong dạy học là: lấy học sinh làm trung tâm, người thầy phải làm thế nào để phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong quá trình dạy học, phải coi trọng và đề cao vai trò chủ thể của học sinh trong quá trình nhận thức. Giúp học sinh có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển.

Dạy học phân hóa là một nguyên tắc sư phạm. Nguyên tắc này đòi hỏi phải tính đến những khác biệt của học sinh và đặc điểm tâm - sinh lý, sở trường, nguyện vọng, hứng thú, điều kiện sống … để đạt được hiệu quả đối với mỗi cá nhân.

Để tạo điều kiện phát huy năng lực cá nhân người học, cần tiến hành dạy học phân hóa trong nhà trường. Bản chất của việc phân hóa trong dạy học là tạo ra những khác biệt nhất định trong nội dung và phương thức hoạt động của CTGD bằng cách thiết kế và thực hiện CTGD theo nhiều hướng khác nhau dựa vào năng lực, hứng thú hoặc nhu cầu học tập của người học và mục tiêu giáo dục của xã hội.

Dạy học phân hóa cũng góp phần thực hiện yêu cầu đào tạo và phân công lao động xã hội theo nguyên tắc mỗi thành viên sẽ đóng góp có hiệu quả nhất đối với những việc đã chọn hoặc được giao trên cơ sở đã được chuẩn bị tốt theo định hướng từ nhà trường, đây thực chất là đáp ứng yêu cầu phân luồng lao động của xã hội mà nhà trường phải thực hiện.

Dạy học phân hóa ở cấp độ vi mô là tìm kiếm các phương pháp, kỹ thuật dạy học sao cho mỗi cá thể hoặc mỗi nhóm, với nhịp độ học tập khác nhau trong giờ học đều đạt được kết quả mong muốn. Cấp độ phân hóa này liên quan đến tổ chức dạy học trực tiếp đối tượng học sinh ở các môn học, bài học trong khuôn khổ lớp học.

Dạy học phân hóa ở cấp độ vĩ mô thể hiện ở các hình thức tổ chức dạy học với những nội dung khác nhau cho từng lớp đối tượng khác nhau cũng nhằm tạo điều kiện cho học sinh phát triển tốt nhất về năng lực và thiên hướng.

Dạy học phân hoá như là một hướng đổi mới PPDH nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS được hiểu là quá trình GV tổ chức và hướng dẫn các hoạt động học tập. Bao gồm:

- Huy động mọi khả năng của từng HS để tự HS tìm tòi, khám phá ra những nội dung mới của bài học.

- Phân hoá HS theo trình độ nhận thức, giao nhiệm vụ phù hợp với từng nhóm HS tạo điều kiện và phương tiện hoạt động để HS tự phát hiện ra các tình huống có vấn đề; tự mình hoặc cùng các bạn trong nhóm, trong lớp lập kế hoạch hợp lý nhất để giải quyết vấn đề.

- Tập trung mọi cố gắng để phát triển năng lực, sở trường của mỗi HS, tạo cho HS có niềm tin và niềm vui trong học tập.

Dạy học khuyến khích GV chủ động và sáng tạo trong nghề nghiệp đồng thời yêu cầu họ phải trân trọng mọi cố gắng, mọi sáng tạo dù còn nhỏ bé của từng HS . Kết quả của cách dạy học như thế không chỉ góp phần hình thành cho HS các kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết, mà chủ yếu là xây dựng cho HS lòng nhiệt tình và phương pháp học tập để sáng tạo.

Sự phân bậc hoạt động có thể được lợi dụng để thực hiện dạy học phân hóa nội tại theo cách cho những học sinh thuộc những loại trình độ khác nhau đồng thời thực hiện những hoạt động có cùng nội dung nhưng trải qua hoặc ở những mức độ yêu cầu khác nhau. Chẳng hạn, khi sử dụng các bài tập ở ví dụ có thể cho HS trung bình và yếu làm tuần tự các bài như SGK, trong khi HS giỏi bỏ qua 1 – 2 bài và sử dụng thời gian dư ra để làm thêm một bài nâng cao khác.

II. Nội dung thực hiện chuyên đề

1. Một số phương pháp dạy học phân hóa

a) Phương pháp dạy học theo hợp đồng:

PPDH theo hợp đồng là một phương pháp tổ chức môi trường học tập, trong đó HS được giao một hợp đồng trọn gói bao gồm các nhiệm vụ khác nhau (nhiệm vụ bắt buộc và tự chọn) trong một khoảng thời gian nhất định cũng như được quyền chủ động xác định thời gian và thứ tự thực hiện các nhiệm vụ.

Trong dạy học theo hợp đồng, GV là người nghiên cứu, thiết kế các nhiệm vụ/bài tập trong hợp đồng, tổ chức hướng dẫn HS nghiên cứu hợp đồng để chọn nhiệm vụ cho phù hợp với năng lực của mình, kí và cam kết sẽ hoàn thành nhiệm vụ đã chọn sau khoảng thời gian đã định trước nhằm đạt được mục tiêu của bài học.

Trong dạy học theo hợp đồng, HS có thể quyết định nhiệm vụ nào cần thực hiện được trước và có thể dành bao nhiêu thời gian cho nội dung đó. HS có thể tự chọn hình thức làm việc cá nhân hay nhóm hoặc với sự hỗ trợ của GV hoặc HS khác để thực hiện các yêu cầu theo hợp đồng đã ký.

Cách tiến hành:

- GV giới thiệu hợp đồng

- Tổ chức kí hợp đồng nhiệm vụ học tập,

- Tổ chức, hướng dẫn HS thực hiện hợp đồng,

- Tổ chức nghiệm thu hợp đồng,

- Đánh giá và nghiệm thu hợp đồng.

b) Phương pháp dạy học theo góc:

PPDH theo góc là phương pháp theo đó HS thực hiện các nhiệm vụ khác nhau tại vị trí khác nhau trong lớp học. Những khoảng không gian này tạo ra môi trường học tập kích thích HS tích cực, HS được thực hành, khám phá và trải nghiệm thông qua các hoạt động, qua đó HS được học sâu và thoải mái.

2. Tổ chức dạy học phân hóa trong các tiết dạy chính khóa

Trong cùng một lớp học thường tồn tại các nhóm học sinh yếu kém, nhóm học sinh trung bình và nhóm học sinh khá giỏi.

Theo tư tưởng chủ đạo, dạy học cần lấy trình độ chung trong lớp làm nền tảng, do đó những pha cơ bản là những pha dạy học đồng loạt. Nhưng trên thực tế nhận thức của HS trong cùng một lớp là khác nhau; người GV cần có những biện pháp phát hiện, phân loại được nhóm đối tượng HS về khả năng lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, trình độ phát triển thông qua quan sát, kiểm tra, … từ đó có những biện pháp phân hoá nhẹ. Chẳng hạn như:

- Lôi cuốn đông đảo học sinh có trình độ khác nhau vào quá trình dạy học: Khi tổ chức các hoạt động trên lớp người GV cần phải giao nội dung và nhiệm vụ cho từng đối tượng HS để làm sao thu hút được tất cả HS cùng tham gia tìm hiểu nội dung bài học bằng cách giao nhiệm vụ phù hợp với khả năng của từng em. Khuyến khích HS yếu kém khi các em tỏ thái độ muốn trả lời câu hỏi, tận dụng những tri thức kỹ năng riêng biệt của từng HS

- Đối tượng HSYK cần được quan tâm giúp đỡ nhiều hơn đối tượng HS khá giỏi, những câu hỏi vấn đáp đưa ra cần có sự gợi mở, chẻ nhỏ. Nhưng không có nghĩa là đối tượng HS khá giỏi không được quan tâm GV cần tạo điều kiện cho nhóm này phát huy tối đa tính tự giác, độc lập, sáng tạo của các em.

- Khi trình độ học sinh có sự sai khác nhau lớn, có nguy cơ yêu cầu quá cao hoặc quá thấp nếu cứ dạy đồng loạt, thì ở những lúc nhất định trong quá trình dạy học có thể thực hiện những pha phân hóa tạm thời, tổ chức cho học sinh hoạt động một cách phân hóa.

- GV điều khiển quá trình giải những bài tập này một cách phân hóa và tạo điều kiện giao lưu gây tác động qua lại trong những người học. Hoặc GV đưa ra những yêu cầu khác nhau về mức độ hoạt động độc lập của HS, hướng dẫn nhiều hơn cho HS này, ít hoặc không gợi ý cho HS khác tùy theo khả năng và trình độ của họ. Đồng thời thầy cần quan tâm cá biệt đến những HS có phần thiếu tự tin để động viên họ, lưu ý những HS này hay tính toán nhầm, nhắc nhở HS kia đừng hấp tấp vội vàng, chủ quan, thiếu chín chắn.

Để dạy học phân hoá được hiệu quả GV có thể áp dụng dạy học theo cặp hoặc theo nhóm. Với những hình thức này, có thể tận dụng chỗ mạnh của một số HS này để điều chỉnh nhận thức cho những HS khác. Thông qua hình thức này có sự tác động qua lại giữa các HS trong quá trình dạy học. HS được rèn luyện cách thức làm việc để cùng hoạt động chung, nhằm thực hiện một nhiệm vụ chung có sự giao lưu trong tập thể và phát triển những mối quan hệ xã hội.

Để thực hiện dạy học phân hóa ở chức năng làm việc với nội dung mới nhằm giúp đỡ HSYK trong lớp có các đối tượng học sinh khá giỏi, trung bình và yếu kém chúng ta cần lứu ý một số vấn đề như sau:

Phân trình độ học sinh thành ba nhóm đối tượng:

* Nhóm 1: HSYK

* Nhóm 2: HS trung bình

* Nhóm 3: Khá giỏi

Việc dùng hệ thống BTBT giúp đỡ HSYK được áp dụng ngay trong tiết dạy đồng loạt, bằng những biện pháp phân hóa nội tại thích hợp, nhưng không được làm ảnh hưởng đến các đối tượng học sinh khác, không được làm mất đi bản chất của việc đổi mới phương pháp dạy học, mà chúng ta cần vận dụng sáng tạo việc đổi mới phương pháp dạy học cho tất cả các đối tượng trong lớp một cách linh hoạt, để HSYK cũng được tham gia xây dựng bài giúp cho quá trình chiếm lĩnh tri thức một cách tích cực, chủ động như tất cả các học sinh khác trong lớp.

3. Minh họa chuyên đề:

Toán 6 –Tiết 20:  DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 2, CHO 5

1.Mục tiêu:

HS nắm vững dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5 và hiểu được cơ sở lý luận của các dấu hiệu đó.

HS biết vận dụng các dấu hiệu chia hết cho 2 ; cho 5 để nhanh chóng nhận ra một số, một tổng, một hiệu có hay không chia hết cho 2, cho 5.

Rèn luyện cho HS tính chính xác khi phát biểu và vận dụng các dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5.

2.   Chuẩn bị:

* Giáo viên: Giáo án, SGK, phấn màu, thước thẳng, bảng phô, laptop

* Học sinh: Vở ghi, dụng cụ học tập, chuẩn bị bài, bảng nhóm, bót l«ng

3.   Tiến trình lên lớp:

Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số. (1’)

Bài cũ: (4’)

Phát biểu tính chất 1 về:

Tính chất chia hết của một tổng?

Tổng sau có chia hết cho 2 không?

Có chia hết cho 5 không? Vì sao?

A = 90+610+1240

Đặt vấn đề:

Ta thấy các số 90, 610, 1240 đều chia hết cho cả 2 và 5. Vậy những số như thế nào chia hết cho 2, cho 5 và cho cả 2 và 5 chúng ta sẽ nghiên cứu trong tiết học hôm nay.

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung

Hoạt động 1: Tìm hiểu nhận xét (5’)

GV: Quan kiểm tra bài cũ ta thấy các số 90; 610; 1240 chia hêt cho cả 2 và 5. Vậy các số như thế nào thì chia hết cho cả 2 và 5?

(Đối tượng HS yếu)

HS: trả lời

GV chốt lại

 

 

GV yêu cầu học sinh đọc nhận xét sgk

 

Hoạt động 2:  Tìm hiểu dấu hiệu chia hết cho 2(10’)

GV phân tích số n  =  .

GV: Thay dấu * bởi những số nào thì n chia hết cho 2?

GV: Thay dấu * bởi những số nào thì n không chia hết cho 2?

GV yêu cầu 2 HS lên lên bảng làm 2 câu hỏi trên?

(Đối tượng HS Khá)

GV: Vậy những số như thế nào thì chia hết cho 2.

HS trả lời

GV yc HS phát biểu KL1

GV: Vậy những số như thế nào thì không chia hết cho 2?

HS trả lời

GV yc HS phát biểu KL1

GV yc HS phát biểu dấu hiệu chia hết cho 2

 

GV: Cho HS thực hiện  ?1

((Đối tượng HS yếu)

GV: Cho HS nhận xét và bổ sung thêm.

Hoạt động 3: Tìm hiểu dấu hiệu chia hết cho 5 : (10’)

GV cho HS hoạt động nhóm VD trên

HS hoạt đông

GV thu một vài nhóm chấm và treo bảng

GV: Vậy những số như thế nào thì chia hết cho 5.

GV: Vậy những số như thế nào thì không chia hết cho 5?

GV: Em nào phát biểu dấu hiệu M 5?

GV yêu cầu HS phát biểu đấu hiệu chia hết cho 5

GV: Cho HS thực hiện  ?2

GV yêu cầu học sinh lên bảng làm

(Đối tượng HS trung bình).

Bài tập 94: (5’)

Không thực hiện phép chia, hãy tìm số dư khi chia mỗi số sau đây cho 2, cho 5:    813; 264; 736; 6547

( Dành cho đối tượng HS Giỏi)

GV tổ chức trò chơi thi tiếp sức (7’)

Thể lệ cuộc thi

Có 4 Đội chơi: Mỗi đội gồm 5 thành viên. Xếp theo thứ tự từ 1 đến hết. Thực hiện theo thứ tự:

–         Người thứ nhất: điền xong và giao phấn cho người thứ hai tiến lên.

–          Người thứ hai: tiếp tục điền và giao phấn cho người thứ 3

–          ….. cứ thế đến khi hoàn thành kết quả.

Đội nào hoàn thành trước là đội thắng.

Yêu cầu

Dùng ba số 4, 0, 5.

Hãy ghép thành các số tự nhiên có ba chữ số khác nhau thỏa mãn điều kiện:

a/. Số đó chia hết cho 2                       

b/. Số đó chia hết cho 5

1. Nhận xét mở đầu

Ta thấy:

90 = 5.10 = 9.2.5chia hết cho 2, cho5

160 = 16.10 =16.2.5 chia hết cho 2, cho5

1240 = 124.10 =124.2.5 chia hết cho 2, cho5

Nhận xét : Các số có chữ số tận cùng là 0 đều chia hết cho 2 và chia hết cho 5

 

2. Dấu hiệu chia hết cho 2

Ví dụ : Xét số   n  =  .

Ta viết :  n  =  430  +  *

* { =  0 ; 2 ; 4 ; 6 ; 8}Þ n  M  2

Kết luận 1 : (SGK).

Khi thay * bởi các số 1; 3; 5; 7; 9 thì tổng trên không chia hết cho 2

Kết luận 2 : (SGK)

 

 

 

 

 

 

 

Các số có chữ số tận cùng là chữ số chẵn thì chia hết cho 2 và chỉ những số đó mới chia hết cho 2

?1 Hướng dẫn

328 ; 1234 chia hết cho 2

1437 ; 895 không chia hết cho 2.

3. Dấu hiệu chia hết cho 5

Ví dụ : Xét số  n =

Ta viết : n = 430 + *

Vì 430  M  5. Để n  M  5

Þ * =  {0 ; 5}

Kết luận 1 : (SGK)

Khi thay * bởi các số khác 0; 5 thì n không chia hết cho5

Kết luận 2 : (SGK)

 

Các số có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5 thì chia hết cho 5 và chỉ những số đó mới chia hết cho 5.

 ?2 Hướng dẫn

Khi * = 0 hoặc 5 thì  chia hết cho 5

Bài tập 94:

813 chia 2 dư 1; chia 5 dư 3

264 chia 2 dư 0; chia 5 dư 4

736 chia 2 dư 0; chia 5 dư 1

6547 chia 2 dư 1; chia 5 dư 2

 

Đội 1 và đội 2 làm câu a

Đội 3 và 4 làm câu b

 Củng cố(2’)

- Khi nào thì một số chia hết cho 2? Khi nào thì một số chia hết cho 5?     

- Khi nào chia hết cho cả 2 và 5?

- GV chiếu sơ đồ tư duy

 Dặn dò (1’)

- Học thuộc dấu hiệu chia hết cho 2 và chia hết cho 5.

- Giải  các bài  93, 94, 95 trang 38 SGK

- Chuẩn bị bài tập phần luyện tập.

III. Kết luận:

Phần báo cáo chuyên đề là nội dung được rút ra qua giảng dạy, học tập, trao đổi, rút kinh nghiệm của nhóm bộ môn chúng tôi, chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự đóng góp ý kiến chân thành của các đồng nghiệp để việc đổi mới phương pháp dạy học bộ môn Toán nói riêng và các bộ môn khác trong chương trình giáo dục phổ thông nói chung  ngày càng được hoàn thiện hơn, góp phần nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục.         

Nhóm GV Toán
TÌM KIẾM


Hỗ trợ trực tuyến
Hoàng Tấn Đông - HT- 0914392005
Hoàng Tấn Đông - HT- 0914392005
Võ Thị Nhàn - Admin-0848999745
Võ Thị Nhàn - Admin-0848999745
ĐĂNG NHẬP

Tên đăng nhập
Mật khẩu
HÌNH ẢNH
LIÊN KẾT WEBSITE


TRƯỜNG THCS HƯNG THỦY - HUYỆN LỆ THỦY - TỈNH QUẢNG BÌNH
Điện thoại: 0232.959031 - Email: thcshungthuy@lethuy.edu.vn
Developed by Phạm Xuân Cường. Tel: 0912.037911 - Mail: cuonggiaoduc@gmail.com